Tình Yêu Của Chúa Có Vô Điều Kiện Không?




💙Vì tình yêu vĩnh hằng của Đức Chúa Trời Ngài ban cho chúng ta sự cứu rỗi.

  •    Nhưng có điều kiện: chỉ những ai tin Ngài. (Giăng 3:36)
  •   Gọi tình yêu của Chúa là vô điều kiện đã dẫn nhiều người tin nhầm vào tín lý sự cứu rỗi dành cho tất cả mọi người. 

💙Tình yêu của Chúa đầy lòng thương xót và chúng ta không xứng đáng nhận lãnh.

  •    Nhưng cần có những điều kiện để duy trì mối quan hệ lành mạnh với Đức Chúa Trời. (Giăng 15:10)
  •    Gọi tình yêu của Chúa là vô điều kiện đã làm nhiều người tin tưởng vào ân sủng rẻ tiền. 

   💙Tình yêu của Chúa là sự tha thứ

  •    Nhưng có điều kiện: chúng ta phải tin tưởng và ăn năn (1 Giăng 1:9-10).
  •    Gọi tình yêu của Chúa là vô điều kiện đã dẫn dắt nhiều người từ bỏ ăn năn và xem nhẹ tội lỗi.

Mặc dù Kinh Thánh không bao giờ sử dụng từ “vô điều kiện ” để miêu tả tình yêu của Chúa. Có thể họ nghĩ trong trường hợp: Chúa ban phước cho chúng ta bằng việc được hưởng sự sáng tạo vạn vật của Ngài (Ma-thi-ơ 5:45), và Ngài cứu chuộc những người không xứng đáng (Rô-ma 5:8). (1)

Nhưng tình yêu của Chúa có điều kiện được thể hiện trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, từ tình yêu vô điều kiện được bắt nguồn từ tâm lý học của thế gian. (2)

Chúng ta không thể làm gì để giành được tình yêu của Ngài, cũng như không xứng đáng nhận được vì đó là tình yêu hoàn hảo, nhân từ, vĩnh hằng, và đầy lòng thương xót – nhưng “vô điều kiện” là một sự miêu tả lừa dối.

Để tôi cho bạn một vài ví dụ nhé:

Chúa Giê-xu nói “Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt” (Khải Huyền 3:19). Dựa vào yếu tố này trong tình yêu của Ngài, chúng ta có thể nói “quở trách sửa phạt một cách yêu thương”? Không. Điều đó thật lừa dối. Và "tình yêu thương vô điều kiện" cũng sai lệch.

Chúng ta không nên để bị chiếm hữu bởi những sự hiểu lầm phổ biến đã phân tích sai những đặc tính của Chúa và phụ thuộc vào trí khôn của loài người hơn là Đấng Christ (Cô-lô-se 2:8).

💙Phần thêm vào bài tĩnh nguyện 1 phút dành cho đọc giả muốn đọc thêm:

    (1) Những nhân tố được cho là tình yêu vô điều kiện của Chúa (những phước hạnh Chúa ban về sự sáng tạo vạn vật và lời mời về sự cứu rỗi) không phải là vô điều kiện bởi vì tình yêu của Chúa là vĩnh hằng trong khi những phước hạnh nêu trên chỉ trong phạm vi thuộc về trái đất mà thôi. Những điều này không có trong sự vĩnh hằng, và điều gì đó có giới hạn không thể gọi là vô điều kiện được. Có lẽ vì vậy chúng ta không tìm thấy từ vô điều kiện trong Kinh Thánh.

       (2) Nguồn gốc của từ “vô điều kiện”:

Có một vài nguồn gốc có thể xảy ra. Một số người tin rằng nó đến từ Ấn Độ giáo/Phật giáo với từ “Bhakti” trong tiếng Phạn. Một số khác tin rằng từ này bắt nguồn từ nhà tâm lý học Carl Rogers người đã từ bỏ thuyết trung thành trong hôn nhân và ủng hộ tình yêu không điều kiện. Tuy nhiên, nguồn gốc được cho là có thể xảy ra nhất là từ Erich Fromm, một nhà tâm lý học được biết là có sử dụng từ này vào năm 1934 và sau đó được giải thích kĩ hơn trong sách của ông Nghệ Thuật Yêu Đương (nguồn)

Bởi vì từ này bắt nguồn từ chủ nghĩa vô thần, nên nó hợp lí khi sử dụng nguồn thế tục để miêu tả:

“Theo nghĩa tốt đẹp nhất đó là lời cầu xin cho sự khoan dung. Nhưng theo nghĩa tồi tệ nhất, nó nói lên một chủ nghĩa tự ái hiện đại đòi hỏi sự chấp thuận vĩnh viễn và coi những lời chỉ trích là hành vi tấn công.” (nguồn)

Bản dịch Hy Lạp hay Hê-bơ-rơ chưa bao giờ sử dụng từ vô điều kiện để miêu tả tình yêu của Chúa hay được tìm thấy trong bất kì bản dịch nào của Kinh Thánh.

Trong thật tế, tình yêu vô điều kiện là tổ hợp từ trái nghịch nhau. Vô điều kiện nghĩa là không có điều kiện, giá trị, hay mong đợi nào. Ví dụ, nếu một người chồng có tình yêu vô điều kiện với vợ của mình, thì với anh ta nếu cô ấy trung thành trong hôn nhân hay ngoại tình thì anh ta đều cảm thấy giống nhau. Nếu một ông bố bà mẹ có một tình yêu vô điều kiện với con của mình, họ sẽ không bao giờ đặt ra quy tắc nào cho hành xử của con mình, hay họ sẽ không phạt đứa trẻ dù cho điều đó tốt cho nó. Những quan điểm này đều không thể gọi là “tình yêu” được.

Nếu Chúa có một tình yêu không điều kiện, Ngài sẽ không quan tâm về đúng hay sai, Ngài sẽ không cho chúng ta những quy tắc và mệnh lệnh, và Ngài sẽ không gửi ai xuống địa ngục. Và đó chính xác là những gì các giáo sư giả đang khẳng định. Nhưng tình yêu vô điều kiện thì không đúng Kinh Thánh cũng như không hề yêu thương.

Điều đó có nghĩa là những mục sư hay các giáo viên đang rao giảng một dị giáo khi sử dụng từ này? Không thật sự là như vậy.

Từ này đã trở nên quen thuộc trong ngôn ngữ của Cơ Đốc nhân suốt 75 năm vừa qua, và nhiều người sử dụng nó nhưng không suy nghĩ nhiều. Nhiều người sử dụng nó với ý nghĩa là “khi cứu thì mãi mãi được cứu”. Những người khác đơn giản muốn ca ngợi tình yêu của Chúa, và họ sử dụng từ vô điều kiện với nghĩa là thành tín, vĩnh hằng, hoàn hảo, hay chỉ về tình yêu mà chúng ta không xứng đáng. Tuy nhiên không có ý nghĩa nào trong đây đồng nghĩa với vô điều kiện.

Không điều gì có thể chia cắt dân sự của Chúa với tình yêu của Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:31-39), nhưng những người không tin Chúa sẽ bị chia cắt mãi mãi với Đức Chúa Trời ở địa ngục. (2 Thê-sa-lô-ni-ca 1:9). Đó là điều kiện quan trọng nhất trong tất cả.

Kinh Thánh đưa ra rất nhiều những tính từ tuyệt vời để miêu tả tình yêu của Đức Chúa Trời. Không lí do nào mà lời miêu tả của một nhà tâm lý học vô thần lại nổi tiếng hơn lời miêu tả đến từ Chúa.

Kinh Thánh giải thích rằng tình yêu của chúa có điều kiện cho cả người tin và người không tin:

Một vài người thừa nhận rằng sự cứu rỗi có điều kiện, nhưng họ khẳng định tình yêu của Chúa là vô điều kiện. Nó giống như nói rằng Chúa yêu tôi không cần điều kiện gì cả trừ khi tôi muốn được cứu. Đầu tiên, chúng ta không thể tách rời đặc tính của Chúa, kế hoạch, và mục đích từ tình yêu của Ngài. Mọi thứ Ngài làm đều đến từ tình yêu của Ngài. Sự thật là Đức Chúa Trời là tình yêu thương (1 Giăng 4:8).

Thứ hai, như giải thích bên dưới, tình yêu của chúa có điều kiện cho cả người tin và không tin. Tình yêu của Chúa không mong manh dễ vỡ. Tình yêu của Ngài cho chúng ta tự tin vào sự cứu rỗi của mình. Nhưng điều đó không làm tình yêu của Ngài vô điều kiện.

Tình yêu của Chúa tốt hơn nhiều so với tình yêu vô điều kiện!

Tôi khuyến khích bạn hãy đổi mới tâm trí (Rô-ma 12:2) bằng những đoạn Kinh Thánh thể hiện rõ ràng về điều kiện trong tình yêu của Chúa.

 

Điều kiện cho sự cứu rỗi:

Rô-ma 10:9 : “Vậy nếu miệng anh em xưng Đức Chúa Jêsus là Chúa, và lòng anh em tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại thì anh em sẽ được cứu.”

Giăng 3:36 : “Ai tin Con thì được sự sống đời đời, ai không chịu tin Con thì chẳng kinh nghiệm được sự sống đâu, nhưng cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời vẫn ở trên người ấy.”

Đọc thêm 2 Thê-sa-lo-ni-ca 1:6-10.

 

Điều kiện để duy trì tình yêu của Chúa.

Những câu Kinh Thánh này không có nghĩa chúng ta sẽ đánh mất sự cứu rỗi nếu chúng ta không vâng lời Chúa. Nó chỉ giải thích rằng sự phúc lợi, kết quả và sự trọn vẹn của chúng ta phụ thuộc vào những điều kiện này.

Giăng 15:10 “Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài.

Giăng 14:21: “Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ, ấy là người yêu mến Ta. Người nào yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu thương, Ta cũng sẽ yêu thương người, và bày tỏ chính Ta cho người.”

Giăng 14:23: “Đức Chúa Jêsus đáp: “Nếu ai yêu mến Ta thì sẽ vâng giữ lời Ta, Cha Ta sẽ yêu thương người, Chúng Ta sẽ đến cùng người và ở với người.

Giăng 15: 9-10: “Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài.

Giăng 15:4: “Hãy cứ ở trong Ta thì Ta sẽ ở trong các con. Như cành nho, nếu không ở trong cây nho thì tự nó không thể ra quả được. Nếu các con không cứ ở trong Ta thì cũng như vậy."

 

Điều kiện về sự tha thứ:

Nếu các Cơ Đốc nhân chết trước khi xưng tội, họ sẽ được tha thứ dựa vào đức tin của họ trong Đấng Christ. Nhưng chúng ta được yêu cầu thường xuyên xem xét chính mình và xưng tội đã được biết. Không làm điều này làm xa cách chúng ta với Đức Chúa Trời.

1 Giăng 1:9-10 Nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài, Ðấng thành tín và công chính, sẽ tha tội chúng ta và tẩy sạch khỏi chúng ta mọi điều gian ác. Nếu chúng ta nói chúng ta không phạm tội, chúng ta cho Ngài là kẻ nói dối, và lời Ngài không ở trong chúng ta.

Ma-thi-ơ 6:15 Song nếu không tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi cũng sẽ không tha lỗi cho các ngươi.

 

Điều kiện để có sự khôn ngoan:

Gia-cơ 1:5-7 Nếu ai trong anh chị em thiếu khôn ngoan, người ấy hãy cầu xin Ðức Chúa Trời, Ðấng ban cho mọi người cách rộng rãi và không hề phiền trách, thì người ấy sẽ được ban cho.  Nhưng người ấy phải lấy đức tin mà cầu xin, đừng nghi ngờ, vì người hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị dồi lên dập xuống theo luồng gió.  Người như thế đừng mong sẽ nhận được gì từ Chúa.


Điều kiện để có phần thưởng:

1 Cô-rinh-tô 3:12-15 Nếu ai lấy vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ khô, rơm rạ xây trên nền ấy, công việc của mỗi người sẽ bị lộ ra. Ngày phán xét sẽ rõ ràng tất cả, bởi vì lửa sẽ bày tỏ ra. Giá trị công việc của mỗi người như thế nào, lửa sẽ thử luyện và cho biết kết quả. Nếu công trình xây dựng của ai còn lại, người ấy sẽ lãnh thưởng. Nếu công việc của ai bị thiêu hủy, người ấy phải chấp nhận sự mất mác, còn chính người ấy sẽ được cứu, nhưng dường như qua lửa.

Nguồn Bible Love Notes 

Hai Bước Dẫn Đến Tội Tà Dâm




Những người mang tội tà dâm thường nói rằng họ mất cảnh giác và do cảm xúc dâng trào trong khoảnh khắc đó.

Nhưng thật sự không phải như vậy.

Có ít nhất hai bước trước khi tội tà dâm xảy ra:

Bước 1. Những khao khát trái đạo đức

Ngoại tình hay quan hệ trước hôn nhân luôn bắt đầu với những ham muốn dục vọng trong tâm trí. Những suy nghĩ này là tội lỗi cho dù người đó có hành động dựa trên suy nghĩ đó hay không. (Ma-thi-ơ 5:28). (1) Nhưng cho phép những suy nghĩ tà dâm thường xuyên xảy ra dẫn đến những hành động đồi bại.

“Vì từ nơi lòng mà ra những ác tưởng, những tội giết người, tà dâm, dâm dục, trộm cướp, làm chứng dối, và lộng ngôn.” Ma-thi-ơ 15:19

“Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết” Gia-cơ 1:15

Bước 2: Từ chối “lối thoát hiểm” của Đức Chúa Trời.

Chúa hứa với chúng ta sẽ mở đường cho chúng ta thoát khỏi sự cám dỗ (I Cô-rinh-tô 10:13). Nhưng chúng ta phải nhận lấy nó.

Tội tà dâm không phải là một cảm xúc dâng trào không thể kiểm soát, là một tai nạn hay nhầm lẫn. Đó là một lựa chọn tội lỗi đã được hoạch định trước. Đừng đưa ra những lựa chọn như vậy nhé bạn ơi!

 

(1)  Phim khiêu dâm là tội lỗi dù cho nó có dẫn đến những tội khác hay không.

Nguồn: Bible Love Notes 


9 Điều Có Thể Làm Mất Đi Sự Bình Yên Của Bạn




1. Những ảnh hưởng xấu: Âm nhạc, sách, TV, hay phim ảnh không đứng đắn

Hãy để linh hồn bạn “ăn” thức ăn thuộc linh, đừng bận tâm vào những thú vui tiêu cực, bạo lực và không lành mạnh. (Thi-thiên 101:3)

2.Những suy nghĩ tiêu cực:

Những suy nghĩ tiêu cực có thể phá hủy bạn một cách mạnh mẽ. Hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp. (Phi-lip 4:8)

3.Tiền và vật chất

Đừng tích trữ của cải của mình dưới đất nhưng hãy tích trữ của cải của mình trên trời (Ma-thi-ơ 6:19-20)

4. Sự kiêu ngạo, chức vụ, và mong muốn được mọi người ngưỡng mộ

Đừng yêu thế gian và những gì thuộc về thế gian vì đó là thế giới sa ngã. ( 1 Giăng 2:15-17)

5. Sợ làm mất lòng người

Hãy nhân từ và tử tế với mọi người xung quanh, hãy kính sợ Đức Chúa Trời chứ không phải con người. (Châm ngôn 29:25)

6. Quyền lợi riêng

Chúa Giê-xu không đòi hỏi sự tôn trọng, được đánh giá cao, và cuộc đời không có nỗi đau. Chúng ta cũng không nên đòi hỏi những điều này. (Phi-líp 2:3-8)

7. Sự bất công

Chúng ta phải chấp nhận sự sự gian khổ như cách để trưởng thành trong đức tin. (Giăng 16:33; II Cô-rinh-tô 4:16-17).

8. Sự lo lắng

Sự lo lắng thể hiện sự thiếu niềm tin vào Đức Chúa Trời. Chúng ta đừng để lo lắng cướp đi sự bình yên của mình. (Phi-líp 4:6-7)

9. Tự tập trung vào bản thân

Hãy tôn kính Chúa, vì đây là điều này mang lại cho chúng ta sự viên mãn, bình yên, và tự tin nhất. (Ma-thi-ơ 16:24)


Bài viết được dịch từ trang web Bible Love Notes và đã được sự cho phép của tác giả.