Cô-lô-se 3:23-24 đề cập về tính cách của một Cơ Đốc nhân trưởng thành:
1 minute - Bible Love Notes
Tính Cách Của Một Cơ Đốc Nhân Trưởng Thành: Hễ Làm Việc Gì, Hãy Hết Lòng Mà Làm, Như Làm Cho Chúa
5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC "LÊN HẸN" CÙNG ĐẤNG CHRIST
Nhưng tôi muốn đưa ra một đề nghị thiết thực hơn.
Bạn có bao giờ cân nhắc việc dành ra vài giờ để “uống cà phê” với Đức Chúa Trời không?
Cuộc gặp gỡ này không đề nghị bạn xem như thói quen hằng ngày, mà hãy xem nó như một khoảng thời gian đặc biệt được lên kế hoạch dành riêng cho bạn và Đức Chúa Trời, cũng giống như bạn lên kế hoạch để gặp gỡ người bạn thân của mình.
Hãy đến quán cà phê yêu thích của bạn, gọi món nước yêu thích, lấy Kinh Thánh và quyển nhật kí ra để tận hưởng thời gian tuyệt vời cùng Chúa.
Nếu bạn có con và cần phải thuê một người giữ trẻ, hãy coi đó là số tiền chi tiêu xứng đáng (và rẻ hơn nhiều so với khu nghỉ dưỡng trên bãi biển thật).
Không ai có thể làm mới và phục hồi chúng ta tốt hơn:
1. Đấng Cố Vấn của Chúng Ta—Giăng 14:26
2. Đấng An Ủi của chúng ta—2 Cô-rinh-tô 1:3-5
3. Bạn của chúng ta—Giăng 15:15
4. Sự Bình An của chúng ta—Giăng 14:27
5. Niềm Vui của chúng ta—Rô-ma 15:13
Tôi khuyến khích bạn lên kế hoạch hẹn hò với Chúa Giê-su ít nhất mỗi tháng một lần. :)
Nguồn: 5 Benefits of a "Coffee Date" with Jesus
CÓ PHẢI ĐỨC CHÚA TRỜI XEM MỌI TỘI LỖI LÀ NHƯ NHAU?
Chúng tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng một người đàn ông tham gia các buổi học Kinh Thánh tại nhà của chúng tôi vùa bị bắt vì tội cưỡng hiếp.
Chúng tôi đang sống ở Ft. Leavenworth, Kansas (nơi đặt nhà tù quân sự) và ông Bob đã ra tù và kháng cáo tội hiếp dâm của mình. Ông đã thuyết phục thành công một số nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo địa phương về sự vô tội của mình. Tuy nhiên, trong quá trình kháng cáo, Bob bị bắt lại vì đã cưỡng hiếp một người phụ nữ địa phương, ông rõ ràng là có tội nhưng lại luôn chứng minh mình trong sạch.
Khi chúng tôi nhóm lại học Kinh Thánh sau khi ông ấy bị bắt, chúng tôi bày tỏ sự bàng hoàng và bối rối về hành vi của người đàn ông đã ngồi giữa chúng tôi một tuần trước đó. Một người phụ nữ trong nhóm của chúng tôi đã đưa ra một câu nói thường được nghe trong số những Cơ-đốc nhân đang cố gắng tỏ ra công bằng và tha thứ: “Ồ, tôi biết anh ấy đã phạm tội, nhưng khi tôi nói sau lưng anh ta thì tội của tôi cũng không khác gì anh ta cả. Thiên Chúa nhìn nhận mọi tội lỗi như nhau.”
Điều này có đúng không? Có phải mọi tội lỗi đều bình đẳng trước mắt Chúa không?
Có hai cách Đức Chúa Trời nhìn mọi tội lỗi như nhau:
1. Bất kỳ tội lỗi nào, dù nhỏ đến đâu, cũng khiến chúng ta
không được lên thiên đàng nếu chúng ta không tin cậy Chúa Giê-su.
2. Bất cứ tội lỗi nào, dù to lớn đến đâu, đều được Chúa tha thứ khi chúng ta ăn năn và tin tưởng.
Nhưng không hề có sự tồn tại của sự bình đẳng trong tội lỗi.
Có bốn cách Đức Chúa Trời nhìn tội lỗi một cách khác nhau:
1. Động cơ
Trong Kinh Thánh Cựu Ước (Dân Số 15:22-31) và Kinh Thánh Tân
Ước (Lu-ca 12:47-48) thì ta thấy rằng xử lý những tội lỗi được xảy ra một cách vô
ý được xử nhẹ hơn những hành vi nổi loạn có chủ ý.
2. Kiến thức và cơ
hội
Tội lỗi cũng bị phán xét tùy theo kiến thức và cơ hội của chúng ta (Lu-ca 12:48). Thiên Chúa mong đợi nhiều hơn ở một người trưởng thành hơn là một đứa trẻ và ở một người được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường tiếp xúc với sự dạy dỗ về Chúa nhiều hơn là một người mới được giới thiệu về Chúa. Trong Giăng 19:11, Chúa Giê-su nói Giu-đa (người có lợi thế khi sống với Chúa Giê-su) và các nhà lãnh đạo tôn giáo (người có lợi thế được học Lời Chúa) “đã phạm tội nặng hơn” Phi-lát là người không có lợi thế nào.
3. Vị trí và tầm ảnh
hưởng
Những người ở vị trí có ảnh hưởng và lãnh đạo tôn giáo “chịu phán xét nghiêm khắc hơn” (Gia-cơ 3:1; Mác 12:40) và hình phạt đời đời của họ có thể lớn hơn (2 Phi-e-rơ 2:17; Giu-đe 1:13).
4. Loại tội lỗi
Đức Chúa Trời cũng xem xét loại tội lỗi. Trong Cựu Ước, một số tội lỗi cần được bồi thường (Xuất Ê-díp-tô Ký 22:1) và những tội khác thì bị tử hình (Xuất Ê-díp-tô Ký 21:12). Đức Chúa Trời trừng phạt những tội lỗi như hiến tế con người và tội tình dục nặng nề hơn vì chúng gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho cá nhân và cộng đồng (Lê-vi Ký 18:24-30). Tội lỗi tình dục, tội chống lại bất cứ ai có đức tin như con trẻ, và tội phạm đến Đức Thánh Linh được nhấn mạnh là nghiêm trọng hơn trong Tân Ước (1 Cô-rinh-tô 6:18; Ma-thi-ơ 18:6-7; Ma-thi-ơ12:31), và Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng sự vâng phục ở một số lĩnh vực này quan trọng hơn những lĩnh vực khác (Ma-thi-ơ 23:23).
Bất cứ tội lỗi nào - dù lớn hay nhỏ - đều kết án chúng ta nếu
chúng ta không tin cậy Đấng Christ. Bất cứ tội lỗi nào - dù lớn hay nhỏ - đều
được tha thứ khi chúng ta tin cậy nơi Đấng Christ. Nhưng Đức Chúa Trời phán xét
tội lỗi một cách khác nhau - tùy theo mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng và ý định
của chúng - và chúng ta cũng nên như vậy.
Nguồn: Does God View All Sins the Same?
SỰ NHẦM LẪN VỀ Ý NGHĨA THẬT CỦA ĂN NĂN TRONG KINH THÁNH
Sa-tan ngày càng làm phức tạp và làm xáo trộn sự hiểu biết của con người về sự ăn năn.
Tôi đã nghe nhiều người cho rằng sự ăn năn là điều không cần thiết để có được sự cứu rỗi vì đó là một “công việc” mà Cơ Đốc nhân thì không được cứu bởi việc làm. Và người ta cũng nói sự ăn năn là không cần thiết trong đức tin vì chúng ta đã được Chúa tha thứ rồi.
Vậy hôm nay hãy cùng tôi xem xét lại những nhận định này nhé.
Nghĩa đen của từ ăn năn trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là sự thay đổi suy nghĩ và mục đích của mỗi người.
Sự ăn năn phải được xảy ra trước khi nhận được sự cứu rỗi.
🕂 Nhận sự cứu rỗi là khi chúng ta suy nghĩ khác đi về nhu cầu của bản thân – nhu cầu này chính là nhận ra chúng ta cần một Đấng Cứu Rỗi, một Đấng cai trị hoàn toàn tấm lòng và cuộc sống của mình.
🕂 Nhận sự cứu rỗi là khi chúng ta thay đổi suy nghĩ của mình về tội lỗi— chúng ta nhận ra rằng mình sẽ xuống địa ngục nếu không đến với Đấng Christ để nhận sự tha thứ.
🕂 Sự cứu rỗi đến từ Chúa còn giúp chúng ta thay đổi suy nghĩ của mình về lẽ thật—để chính Ngài thay ta phân định đúng sai thay vì phó thác vào con người.
🕂 Sự cứu rỗi còn liên quan đến việc thay đổi suy nghĩ của chúng ta về ý nghĩa của tình yêu đích thực—nhận ra rằng tình yêu chân chính cần có tiết hạnh, tự chủ và sự hy sinh.
Việc ăn năn không dừng lại ở sự cứu rỗi mà trở thành một lối sống cho người có đức tin thật.
Ăn năn là một điều bắt buộc để nhận được sự cứu rỗi và cũng như khi đồng đi cùng Đấng Christ (1 Giăng 1:8-10).
Vì Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta nên Ngài quở trách và sửa
phạt chúng ta. Vì yêu Ngài nên chúng ta vâng phục và ăn năn lỗi lầm:
“Hễ ai Ta thương mến, Ta răn bảo và sửa dạy. Vậy hãy sốt sắng
và ăn năn.” (Khải Huyền 3:19)
Nguồn: Confusion about the Biblical Meaning of Repentance
CHÚA TẠO RA TIẾNG CƯỜI
“Lòng vui mừng, sự hài hước và tiếng cười nên trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống thuộc linh của chúng ta. Đó là món quà đến từ Thượng Đế và giúp chúng tận hưởng những gì mà Đấng Tạo Hóa ban tặng.” – James Martin
Đôi khi chúng ta quên rằng Đức Chúa Trời tạo ra những tiếng cười.
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng loài người, Ngài cũng trang bị cho chúng ta có cảm xúc và được trải nghiệm những niềm vui bất ngờ hay trận cười sảng khoái… đây là một cách để giải tỏa căng thẳng và tận hưởng những điều khác thường hay điên rồ trong cuộc sống.
Ngoài ra, tiếng cười còn mang lại cho chúng ta 4 lợi ích to lớn!
Tiếng cười giúp cải thiện:
- Tuần hoàn máu
- Lượng đường trong máu
- Hệ thống miễn dịch
- Giấc ngủ
Trong Châm Ngôn 17:22 Đức Chúa Trời nói với chúng ta rằng: “Lòng vui mừng vốn là một phương thuốc hay” Và Ngài có ý đó khi nói như vậy!
Hãy vui mừng và hát ca để ca tụng một Đức Chúa Trời tạo dụng nên tiếng cười cho chúng ta tận hưởng. Hãy mang một tấm lòng vui mừng để cải thiện sức khỏe tinh thần và thuộc linh của mình bạn nhé!
Xem Xét Một Lời Tuyên Bố Sai Về Vai Trò Lãnh Đạo Của Phụ Nữ
Trong cuộc thảo luận về vai trò của phụ nữ, chúng ta hãy cùng nhìn vào 1 Ti-mô-thê chương 2 (toàn bộ phân đoạn được trích ở cuối bài chia sẻ này).
Trong chương này, khi hướng dẫn về sự thờ phượng, câu 11-12 chép rằng:
“Phụ nữ phải học tập trong yên lặng và trong sự phục tùng hoàn toàn. Ta không cho phép phụ nữ giảng dạy hoặc nắm quyền trên nam giới; phụ nữ phải giữ im lặng.”
Trước khi giải thích phân đoạn này từ góc nhìn Kinh Thánh, hãy cùng bàn về một tuyên bố phổ biến từ phía egalitarians (ủng hộ bình đẳng chức vụ).
Họ cho rằng quy tắc này chỉ áp dụng riêng cho phụ nữ Ê-phê-sô (nơi Ti-mô-thê đang lãnh đạo hội thánh).
Egalitarians nhấn mạnh rằng Phao-lô ban hành quy định này – vốn trái ngược với nguyên tắc chung của Kinh Thánh – là vì ảnh hưởng của nữ thần Artemis trong nền văn hóa ngoại giáo, dẫn đến việc người Ê-phê-sô tôn vinh vai trò lãnh đạo nữ giới.
Những vấn đề với lập luận này:
✔ Không có bất kỳ yếu tố nào trong ngôn từ của phân đoạn Kinh Thánh này cho thấy đây là một quy tắc mang tính văn hóa hay tạm thời.
Để tin vào luận điểm egalitarian, bạn phải tin rằng Đức Chúa Trời toàn tri đã soi dẫn Phao-lô viết ra một điều sẽ bị hiểu sai suốt chiều dài lịch sử Hội Thánh.
✔ Phao-lô cũng ban hành những chỉ dẫn tương tự cho hội thánh Cô-rinh-tô, nơi mà việc thờ thần Artemis không nổi bật như tại Ê-phê-sô.
Và ông đã nói rằng những lời dạy này áp dụng cho “mọi hội chúng của dân Chúa” (1 Cô-rinh-tô 14:33-36).
✔ Tôi đã đọc nhiều bài nghiên cứu về văn hóa Ê-phê-sô, và chỉ thấy đề cập đến “lãnh đạo nữ giới” trong các bài viết của egalitarians mà thôi. (Xem Ghi chú #1.)
✔ Các egalitarians tự mâu thuẫn với chính mình:
Trong 1 Ti-mô-thê 2, họ nói rằng Phao-lô chống lại nền văn hóa.
Nhưng trong 1 Cô-rinh-tô 14, họ lại nói rằng Phao-lô thích ứng với nền văn hóa.
Trong quá trình trả lời câu hỏi của một độc giả về bài viết này, tôi đã viết bài Egalitarians Actually Hold a Low View of Women and Scripture (Những Người Ủng Hộ Bình Đẳng Thực Sự Có Cái Nhìn Thấp Về Phụ Nữ và Kinh Thánh). Bạn có thể tìm đọc nếu quan tâm.
✞✞✞
Tôi cũng khuyến khích bạn đọc bài Was Submission Paul's Idea? (Sự Phục Tùng Có Phải Là Ý Tưởng Của Phao-lô?), bài này đề cập đến sự phục tùng trong hôn nhân – khác với sự phục tùng trong Hội Thánh – nhưng cũng mang đến những góc nhìn hữu ích để đối đáp với lập luận cho rằng sự phục tùng chỉ là quan điểm cá nhân của Phao-lô.
Ngoài ra, nếu bạn muốn xem một số lập luận phi lý phổ biến để biện hộ cho việc phong chức mục sư nữ, bạn có thể tham khảo bài A Well-Known Pastor Changes His View about Women Pastors (Một Mục Sư Nổi Tiếng Đã Thay Đổi Quan Điểm Về Vai Trò Mục Sư Nữ).
Ghi chú:
Mô tả về văn hóa Ê-phê-sô từ một nguồn thế tục:
“Tại Ê-phê-sô, phụ nữ chủ yếu được nhìn nhận trong vai trò vợ và mẹ. Họ quản lý công việc gia đình và được kỳ vọng phải sinh con trai để nối dõi tông đường...
Nam giới trong xã hội Ê-phê-sô là người ra quyết định chính. Họ xử lý công việc công cộng, điều hành tài chính, và chu cấp cho gia đình.”
(Nguồn).
Dường như phụ nữ chỉ nắm vai trò trong nghi lễ thờ thần Artemis, nhưng điều này không làm thay đổi vị trí của họ trong gia đình hay văn hóa xã hội rộng lớn.Về trang sức:
Egalitarians cho rằng khi Phao-lô đề cập đến việc “trang sức bề ngoài” trong câu 9, đó là do ảnh hưởng của tín đồ Artemis – những người chuộng trang sức và kiểu tóc cầu kỳ.
Tuy nhiên, tôi đã tham khảo 14 tài liệu chú giải và không tài liệu nào liên kết điều này với việc thờ thần Artemis.Về sinh nở:
Egalitarians cũng lập luận rằng việc Phao-lô nhắc đến chuyện sinh con là bằng chứng cho thấy ông đang đối kháng với tín ngưỡng Artemis (nữ thần gắn liền với sinh nở).
Tôi cũng đã kiểm tra 14 tài liệu chú giải khác và không tài liệu nào đưa ra mối liên hệ đó.
Trên thực tế, khi Phao-lô nhắc đến A-đam, Ê-va và việc sinh con, đó là một phần thiết yếu trong lập luận thần học của phân đoạn, và chúng ta sẽ bàn sâu hơn trong bài tiếp theo.Về sự thờ thần Artemis:
“Phiên bản thần Artemis ở Ê-phê-sô khác với Artemis trong văn hóa Hy-La, vốn là nữ thần săn bắn và bắn cung.
Tại Ê-phê-sô, bà được nhấn mạnh như là nữ thần sinh nở và màu mỡ, được tôn thờ như một 'thần mẫu'.” (Nguồn).
“Hàng trăm thầy tư tế thái giám, trinh nữ, và gái mại dâm tôn giáo phục vụ bà. Các nghi thức thờ phượng rất đậm màu sắc tình dục.” (Nguồn).
Nếu việc thờ Artemis thực sự đứng sau lệnh cấm của Phao-lô, thì ông sẽ cần giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn là chỉ việc phụ nữ lãnh đạo – và ông cũng sẽ cần lên tiếng với nam giới nữa.Một số bài viết về Artemis:
Artemis – (bài viết dạng wiki nhưng được trích dẫn đầy đủ nguồn tài liệu).
Artemis – trong bài này, xem mục #4 dưới phần “ENCYCLOPEDIA” để đọc riêng về Artemis tại Ê-phê-sô (không có đề cập gì đến lãnh đạo nữ, sinh nở, hay trang sức).
Great Was Artemis of the Ephesians – bài viết này nhắc rằng:
“Đền thờ Artemis vô cùng đồ sộ, và nghi lễ thờ phượng được điều hành hoàn toàn bởi các nữ tư tế.”
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, điều này không ảnh hưởng đến vai trò của phụ nữ trong xã hội nói chung.
Tôi đặc biệt khuyến khích bạn đọc tài liệu này vì nó cung cấp một cái nhìn sinh động về sự đắc thắng của Cơ Đốc giáo tại khu vực này.
Toàn bộ phân đoạn liên quan – 1 Ti-mô-thê 2:
Vậy trước hết, tôi khuyên rằng mọi người nên dâng lời khẩn nguyện, cầu thay, tạ ơn cho tất cả mọi người – 2 cho các vua và cho tất cả những người đang nắm quyền, để chúng ta được sống một đời sống bình an, yên tĩnh, với sự tin kính và trang nghiêm. 3 Điều đó là tốt lành và đẹp lòng Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Rỗi chúng ta, 4 Đấng muốn mọi người được cứu và nhận biết lẽ thật.
5 Vì chỉ có một Đức Chúa Trời và một Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, đó là chính con người, tức là Đức Chúa Giê-xu Christ, 6 Đấng đã hiến chính mình làm giá chuộc cho mọi người. Điều này đã được làm chứng đúng thời điểm. 7 Vì lý do đó, tôi được chỉ định làm người rao truyền, sứ đồ – tôi nói thật, tôi không nói dối – và làm thầy dạy chân thật cho dân ngoại.
8 Vậy, tôi muốn nam giới khắp nơi cầu nguyện, giơ tay thánh lên, không giận dữ hay tranh cãi.
9 Tôi cũng muốn phụ nữ ăn mặc trang nhã, kín đáo và đoan trang, không phô trương bằng kiểu tóc cầu kỳ, vàng, ngọc trai hay quần áo đắt tiền,
10 nhưng bằng những việc lành, như điều thích hợp cho những người phụ nữ xưng mình thờ phượng Đức Chúa Trời.
11 Phụ nữ phải học tập trong yên lặng và trong sự phục tùng hoàn toàn.
12 Tôi không cho phép phụ nữ giảng dạy hoặc nắm quyền trên nam giới; phụ nữ phải giữ im lặng.
13 Vì A-đam được dựng nên trước, rồi đến Ê-va.
14 Và A-đam không bị lừa dối, nhưng người phụ nữ đã bị lừa dối và phạm tội.
15 Tuy nhiên, phụ nữ sẽ được cứu qua việc sinh nở, nếu họ tiếp tục sống trong đức tin, tình yêu thương, sự thánh khiết và đức hạnh.
Nguồn: Examining a False Claim regarding Female Leadership
Link: https://biblelovenotes.blogspot.com/2025/04/Egalitarian-Error.html
Tại Sao Muốn Được Cứu Thì Phải Ăn Năn?
Ma-thi-ơ 7:21-23 và 1 Cô-rinh-tô 3:10-15 đều nói về hai nhóm người nghĩ rằng mình đang phục vụ Đức Chúa Trời.
Cả hai nhóm đều tự lừa dối chính mình. Những việc họ làm đều không có giá trị.
Nhưng có một điểm khác biệt lớn:
Những người trong 1 Cô-rinh-tô thì vẫn được vào thiên đàng.
Những người trong Ma-thi-ơ thì bị đẩy xuống địa ngục.
Ma-thi-ơ 7:23 là chìa khóa để hiểu điều này.
Chúa Giê-xu phán với những người không trung tín trong Ma-thi-ơ rằng Ngài chưa từng biết họ, mặc dù họ xưng nhận Ngài là "Chúa".
Ngài gọi họ là kẻ làm ác.
Họ tưởng rằng mình được cứu vì đã làm những công việc phục vụ nhân danh Đấng Christ, nhưng Chúa Giê-xu biết rằng họ chưa bao giờ thật lòng ăn năn tội lỗi.
Có thể họ đã nói những lời bày tỏ sự ăn năn, nhưng sự ăn năn thật sự là nhiều hơn lời nói — đó là một sự thay đổi trong lòng. (1)
Ngược lại, những tín hữu thật trong 1 Cô-rinh-tô 3 dù đã lãng phí cuộc đời mình cho những việc phù phiếm, nhưng rõ ràng họ đã ăn năn tội lỗi, nếu không họ đã không được cứu.
Tội lỗi tạo ra sự ngăn cách giữa chúng ta với Đức Chúa Trời.
Nếu một người thật sự đi theo Chúa Giê-xu, tội lỗi sẽ khiến họ băn khoăn, đau buồn.
Họ sẽ không viện cớ hay làm ngơ, mà sẽ đối diện và ăn năn.
Đây chính là sự khác biệt giữa những người "vừa thoát khỏi" ngọn lửa xét đoán của Đức Chúa Trời và những người không thể thoát.
(1) Metanoia là từ Hy Lạp phổ biến nhất trong Tân Ước được dịch là "ăn năn", có nghĩa là "sự thay đổi trong tâm trí, sự thay đổi trong nội tâm con người."
Ghi Chú Thêm Và Gợi Ý Học Kinh Thánh:
📌 Những lưu ý quan trọng:
➯ Chúng ta không "mất sự cứu rỗi" mỗi khi phạm tội.
Tất cả Cơ Đốc nhân đều có lúc vấp ngã. Nhưng những người thật sự tin Chúa sẽ ăn năn tội lỗi mình và không sống trong nếp sống tội lỗi.
➯ Chúng ta có thể nhận biết "trái xấu" trong Hội Thánh (Ma-thi-ơ 7:15-17), nhưng chúng ta không thể thấy được lòng người để phán xét ai thật, ai giả. Điều đó không phải là việc của chúng ta.
➯ Tuy nhiên, chúng ta cần tự xét chính lòng mình (2 Cô-rinh-tô 13:5).
Bạn có nghi ngờ về sự cứu rỗi của mình không? Bạn có nghi ngờ về "vật liệu xây dựng" của đức tin mình không?
Hãy cầu nguyện và tìm kiếm sự tư vấn tin kính.
➯ Đôi khi chúng ta chỉ nghĩ nếp sống tội lỗi là liên quan đến tội lỗi tình dục. Nhưng 2 Ti-mô-thê 3:1-5 liệt kê nhiều lối sống khác phản ánh những người "có hình thức tin kính mà chối bỏ quyền năng của nó."
Ga-la-ti 5:19-21 cũng liệt kê những kiểu sống của những người chưa được cứu.
Ngoài ra, Ma-thi-ơ 6:15 và Ma-thi-ơ 18:21-35 cũng đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ liên quan đến sự cứu rỗi thật.
Nếu bạn muốn nghiên cứu thêm về chủ đề này:
Ma-thi-ơ 7 nói về những người xưng mình là tín hữu nhưng không được cứu.
1 Cô-rinh-tô 3 nói về những tín hữu vừa đủ để được cứu.
(Bài suy ngẫm 1 phút này giải thích điều đó.)
➯ Hãy dùng sách tra cứu (concordance) để tìm xem Chúa Giê-xu đã nhắc đến "ăn năn" bao nhiêu lần.
Nếu bạn thấy khó ăn năn tội lỗi, hãy dành thời gian đọc bộ sưu tập Sự Cần Thiết Của Việc Ăn Năn.
Tôi đặc biệt khuyến khích đọc:
6 Khía Cạnh Của Nỗi Đau Thánh Khiết
4 Điều Xảy Ra Khi Chúng Ta Không Ăn Năn.
➯ Hãy nghiên cứu các phân đoạn này để thấy rằng ăn năn và vâng lời là yếu tố không thể thiếu trong đời sống Cơ Đốc:
Ga-la-ti 5:19-21
Hê-bơ-rơ 10:26-31
1 Giăng 1:8-10
1 Giăng 2:4
1 Giăng 3:6-10
Giăng 14:21
3 Giăng 1:11
2 Ti-mô-thê 2:19
➯ Hãy cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cho bạn biết liệu bạn đang làm theo ý Ngài, sử dụng cuộc đời mình cho mục đích của Ngài, và xây dựng đức tin của mình trên nền tảng vững chắc.
Không ai trong chúng ta muốn xây dựng cuộc đời mình bằng gỗ, cỏ khô và rơm rạ khi có thể dùng vàng, bạc và đá quý(Rô-ma 12:1-2; Ê-phê-sô 2:10).
Bạn cũng có thể cầu nguyện theo Cô-lô-se 1:9-14 cho chính mình và những người thân yêu.
(Xem 6 Lý Do Để Cầu Nguyện Cô-lô-se 1:9.)
Các phân đoạn Kinh Thánh chính trong bài này:
Ma-thi-ơ 7:21-23
“Không phải ai nói với ta, ‘Lạy Chúa, lạy Chúa,’ đều sẽ được vào Nước Trời, mà chỉ những người làm theo ý muốn của Cha Ta ở trên trời.
Nhiều người sẽ thưa với Ta trong ngày đó rằng: ‘Lạy Chúa, lạy Chúa, chẳng phải chúng con đã nhân danh Ngài mà nói tiên tri, nhân danh Ngài mà đuổi quỷ, và nhân danh Ngài mà làm nhiều phép lạ sao?’
Nhưng Ta sẽ tuyên bố với họ: ‘Ta chưa từng biết các ngươi. Hãy lui ra khỏi Ta, hỡi những kẻ làm điều ác!’”
1 Cô-rinh-tô 3:10-15
“Theo ân điển Đức Chúa Trời ban cho tôi, tôi đã đặt nền móng như một thợ xây khôn ngoan, và có người khác xây dựng trên đó. Nhưng mỗi người phải cẩn thận cách mình xây dựng.
Vì không ai có thể đặt một nền móng khác ngoài nền đã đặt, là Đức Chúa Giê-xu Christ.
Nếu ai xây dựng trên nền đó bằng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ khô, hoặc rơm rạ, thì công việc của mỗi người sẽ được phơi bày, vì ngày ấy sẽ làm lộ ra.
Công việc ấy sẽ được bày tỏ ra bởi lửa; và ngọn lửa sẽ thử nghiệm chất lượng công việc của mỗi người.
Nếu công việc của ai tồn tại, thì người ấy sẽ nhận được phần thưởng.
Nếu công việc bị thiêu rụi, thì người ấy sẽ chịu mất mát; nhưng chính người ấy vẫn sẽ được cứu, nhưng như người thoát qua lửa vậy.”
Nguồn: Why Salvation Requires Repentance
Link: https://biblelovenotes.blogspot.com/2020/05/why-salvation-requires-repentance.html