6 Lời Cầu Nguyện Từ Các Sách Thư Tín

 



Cầu nguyện từ Kinh Thánh thật là một niềm phước hạnh đặc biệt

Cầu nguyện nên xảy ra một cách tự nhiên không gượng ép, nên xin anh chị em đừng nghĩ rằng những lời cầu nguyện này có thể thay thế cho cuộc trò chuyện hằng ngày của anh chị em với Đức Chúa Trời.

Cầu nguyện bằng kinh thánh có nhiều lợi ích vì đó chính là sự hà hơi soi dẫn của Chúa. II Ti-mô-thê 3:16

Những lời cầu nguyện sau đây trong các sách Thư Tín của Tân Ước sẽ là cách bắt đầu tuyệt vời giúp anh chị em học cách cầu nguyện cho chính mình và những người khác.

 1. Cầu nguyện cho chúng ta tăng trưởng sự hiểu biết của Đức Chúa Trời và hiểu biết vào quyền năng lớn lao vô lượng của Ngài: 

Ê-phê-sô 1:16-21


2. Lời cầu nguyện cho sức mạnh, sự hợp nhất của anh chị em cùng sự hiểu biết sâu nhiệm về tình yêu của của Đức Chúa Trời, và về Đấng Christ Ngài luôn luôn ngự trị trong lòng anh chị em: 

Ê-phê-sô 3:14-21


3. Lời cầu nguyện cho anh chị em đầy dẫy kiến thức về thánh ý Ngài, có thể kiên trì và chịu đựng mọi sự: 

Cô-lô-se 1:9-14


4. Lời cầu nguyện cho tình yêu của anh chị em mỗi ngày một gia tăng để anh chị em có kiến thức sâu sắc và những nhận xét chính xác: 

Phi-lip 1:9-11


5. Lời cầu nguyện xin Chúa cho anh em đức tin mạnh mẽ để sống xứng đáng là con cái Chúa: 

II Thê-sa-lô-ni-ca 1:11-12


6. Lời cầu nguyện cho Chúa trang bị anh chị em mọi sự cần thiết để thi hành ý chỉ Ngài: 

Hê-bơ-rơ 13:20-21



Nguồn: 6 Good Prayers From the Epistles




Lời Cầu Nguyện Được Chúa Trả Lời


Trong chuyến du lịch nghỉ dưỡng ở Croatia, khi chúng tôi đang chuẩn bị để đến ở một làng khác, thì buổi sáng hôm đó, tôi đã viết ra lời cầu nguyện xin Chúa giúp chúng tôi có thể làm chứng cho những người chủ cho thuê ở đó. 

Khi đến nơi, người chủ nhà khiến chúng tôi bất ngờ khi họ đề nghị được giao lưu trò chuyện cùng, và chúng tôi đã có những cơ hội tuyệt vời để chia sẽ về đức tin của mình cho họ.

Đây quả là một lời cầu nguyện được Chúa trả lời một cách rõ ràng và nhanh chóng, nên tôi đã ghi chép lại lời cầu nguyện này vào trong sổ nhật kí. Điều này đã gợi ý cho tôi ôn lại sổ nhật kí của mình về những lời cầu nguyện với Chúa và tôi thấy mình thật được nhiều phước hạnh.

Đôi khi câu trả lời của Ngài là “không,” và suy ngẫm lại, tôi thấy vui mừng (Châm ngôn 3:5).

Đôi khi Ngài ban cho tôi nhiều hơn những gì tôi cầu xin hay suy tưởng. (Ê-phê-sô 3:20).

Đôi khi câu trả lời của Ngài là chờ đợi, và tôi đã học cách chờ đợi cũng như được thêm sức mới (Ê-sai 40:31)

Đôi khi có những câu trả lời tôi đã không hiểu, nhưng điều đó dạy tôi biết tin cậy vào sự tốt lành và khôn ngoan của Ngài (I Cô-rinh-tô 13:12)

Nhìn thấy những việc mà Ngài đang làm trên đời sống tôi, tôi có thể cùng hòa nhịp với tác giả Thi-thiên mà ca ngợi Ngài:

 

“Hỡi linh hồn ta, hãy chúc tụng Đức Giê-hô-va,

Chớ quên các ân huệ của Ngài.

Chính Ngài tha thứ các tội ác ngươi,

Chữa lành mọi bệnh tật ngươi,”

Thi-thiên 103:2-3

 

Dù cho bạn có viết nhật kí hay không, hãy dành thời gian trong tuần để ghi nhớ những lời cầu nguyện mà Đức Chúa Trời đã trả lời bạn.



Nguồn: The Beauty Of Answered Prayers 



Vui Mừng Trong Chúa - Bài Học Từ Thi Thiên 1





Thi-thiên 1 nói với chúng ta rằng yêu mến Lời Chúa là chìa khóa dẫn đến sự công bình.

 

“Phước cho người nào … lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm.” (Câu 1-2).

 

Từ Hê-bơ-rơ cho từ “luật pháp” trong câu trên áp dụng vào toàn bộ Kinh Thánh, những lời dạy dỗ cũng như mệnh lệnh.

 

Dĩ nhiên yêu mến Lời Chúa bắt đầu với việc yêu mến Chúa – một niềm khao khát để biết Ngài với tất cả những gì ta có. Sứ đồ Phao-lô đã miêu tả điều này thật đẹp đẽ trong Phi-líp 3:7-14

 

Những ai vui mừng trong Chúa xem việc đọc Kinh Thánh như một cuộc hành trình khám phá, không phải là một nhiệm vụ. Họ không chỉ suy ngẫm Lời Chúa ngày và đêm nhưng còn dành thời gian trong ngày để ngâm thơ, hát vang, và đọc to Lời Ngài. (Cô-lô-se 3:16).

 

Khi con người gặp khó khăn, bị bối rối, bị xúc phạm, đau buồn, cô đơn, nản lòng, hoặc sợ hãi, Lời Chúa mang lại sự bình yên, an ủi, và dẫn lối.

 

Họ như cây tiếp tục được nuôi dưỡng bởi suối nước sống (câu 3), hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời đúng thời điểm.

 

Nghe thật đáng vui mừng, phải không?

 

Và điều tuyệt vời đó là: Nếu chúng ta không thể có niềm ham thích Lời Chúa, tất cả những gì chúng ta cần làm là cầu xin Ngài. Đức Chúa Trời nóng lòng ban điều đó cho chúng ta. (Ma-thi-ơ 7:7-11).

 

Bạn hãy dành chút thời gian đọc Thi-thiên 1 vào hôm nay nhé.


Nguồn: The Sheer Delight of Psalm 1










CÓ PHẢI ĐỨC CHÚA TRỜI MUỐN LIÊN KẾT SỰ CHỮA LÀNH TỚI ĐỨC TIN KHÔNG?

 



Đức Chúa Trời chữa lành, nhưng bạn có tự hỏi là Ngài chữa lành như thế nào, với ai, khi nào, và tại sao không?


Sự hiểu nhầm phổ biến nhất về sự chữa lành đến từ phong trào chữa lành theo đức tin (trong tiếng Anh là: Word of Faith movement) và phong trào này đã gây ra nhiều mâu thuẫn khi dạy rằng mọi Cơ Đốc nhân được chữa lành nếu có đủ đức tin.


Hãy cùng so sánh học thuyết này với lời dạy thực tế từ Kinh Thánh nhé.


Có phải Đấng Christ dạy rằng đức tin chữa lành mọi bệnh tật và thiếu đức tin ngăn trở sự chữa lành không?


Đức Chúa Jesus đã chữa lành cho nhiều người có đức tin.


Nhiều lần Đức Chúa Jesus chữa lành ai đó và nói rằng đức tin của họ đã chữa lành cho họ hay sự thiếu đức tin đã ngăn trở sự chữa lành. Ví dụ Ma-thi-ơ 13:58Mác 5:34, và Mác10:52.


Chúa Jesus đã chữa lành cho nhiều người không có đức tin.


Vì Chúa Jesus đã chữa lành rất nhiều người và có thể phần lớn họ không tin Chúa. Một vài người đã đến với đức tin vì phép lạ của Ngài và những phép lạ là dấu hiệu Ngài là Đấng Cứu Thế, nhưng những người khác thì tiếp tục con đường vô tín của mình.

Hãy cùng xem ví dụ về mười người bị bệnh phong

Chúng ta có một ví dụ cụ thể là Đức Chúa Jesus chữa lành những người không có đức tin. Đã có mười người bệnh phong được chữa lành (Lu-ca 17:11-19), nhưng duy chỉ có một người hiểu Đấng Christ là Đức Chúa Trời.

Lu-ca 17:17-19: “ Đức Chúa Jêsus phán: “Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chẳng ai trở lại tôn vinh Đức Chúa Trời ngoại trừ người ngoại quốc nầy sao?” Rồi Ngài phán với anh ấy: “Hãy đứng dậy và đi, đức tin con đã chữa lành con!”


Chúa Jesus chữa lành đơn giản là vì sự đồng cảm và thương xót của Ngài.


Có nhiều người có lẽ cũng nằm trong nhóm này, vì Lời Chúa đã cho ví dụ về cái chết của con trai người phụ nữ góa. Không chỗ nào trong đoạn Kinh Thánh nói rằng họ tin kính Chúa cả. Sự thật thì, cũng không ai cầu xin Chúa chữa lành cho con trai người góa phụ cả nhưng bằng sự thương xót Ngài đã làm điều đó. (Lu-ca 7:11-17)


Chúa Jesus đã chữa lành nhiều người không tin dựa vào đức tin của bạn bè hay người thân của họ.


Ví dụ như trong câu chuyện về viên đội trưởng (Ma-thi-ơ 8:5-10), người mẹ (Ma-thi-ơ 15:21-18), người cha (Mác 5:21-43), và những người bạn (Lu-ca 5:17-26) tất cả đều có đức tin cho sự chữa lành của một người khác.

Nếu như những người tin rằng chữa lành chỉ đến bởi đức tin thì mọi người mà họ cầu nguyện cho thì nên được chữa lành bởi đức tin của họ.

Vì Đức Chúa Jesus đã chữa lành cho những người không tin Chúa, nên việc chữa lành một người không nằm ở việc người đó có tin hay không tin.  


Chúa Jesus Chữa lành thể hiện quyền năng Thiên Thượng của Ngài.


Mục đích chung trong mục vụ chữa lành của Đấng Christ (và tất cả những ví dụ được đề cập ở trên) là để chứng minh rằng Ngài là Đấng Cứu Thế. Và Ngài đã không giới hạn phép lạ của mình trong sự chữa lành mà trong nhiều phép lạ khác nhau. (Hê-bơ-rơ2:4).

Những dấu hiệu và phép lạ không phải là những lời hứa mãi mãi, hay luôn được liên kết với đức tin. Sự thật thì Đức Chúa Jesus đã quở trách những người theo Ngài chỉ đơn thuần bởi lợi ích cá nhân:

Ví dụ là khi Chúa Jesus thực hiện phép lạ hóa bánh cho 5000 người ăn (Giăng 6), và nhiều người đã đi theo Ngài. Nhưng Chúa Jesus biết lòng dạ họ và Ngài nói: “Thật, Ta bảo thật các ngươi, các ngươi tìm Ta không phải vì đã thấy các dấu lạ, nhưng vì các ngươi đã được ăn bánh no nê. Đừng làm việc vì thức ăn hay hư nát, mà vì thức ăn còn mãi đến sự sống đời đời, là thức ăn Con Người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Đấng mà Đức Chúa Trời, là Cha, đã ấn chứng cho.” Giăng 6:26-27

 

Họ không theo Chúa Jesus bởi vì những dấu lạ đã khiến họ tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời. Họ theo Ngài bởi những lợi ích thế tục mà Ngài đã cho họ. Nếu chúng ta theo Chúa chỉ khi Ngài cho chúng ta sức khỏe và tiền bạc, thì chúng ta không khác nào những người mà bị Chúa quở trách cả.

 

Đấng Christ hứa về một sự đầy đủ đời đời ở nơi thiên đàng như niềm vui đời đời, sự tự do không còn tội lỗi, không còn bệnh tật và đói khát nữa.  Và Ngài nhắc nhở chúng ta trong Giăng 16:33 rằng: "Ta đã bảo các con những điều nầy, để các con có sự bình an trong Ta. Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi.”

 

Xin lưu ý rằng Đấng Christ nói rằng Ngài đã thắng thế gian rồi (động từ được dùng ở thì quá khứ), nhưng một điều Ngài chắc chắn rằng là môn đồ của Ngài chúng ta sẽ gặp hoạn nạn trong thế gian hiện tại. 

Đấng Christ đã hoàn toàn chiến thắng bệnh tật, tội lỗi, quỷ Satan, và cái chết khi Ngài đã chết vì tội lỗi của chúng ta, nhưng chúng ta sẽ không được trải nghiệm sự toàn thắng này cho đến khi lên thiên đường.


Nguồn: Did Christ Link All Healing To Faith?