LỢI ÍCH CỦA CỘNG ĐỒNG CƠ ĐỐC



Đức Chúa Trời thiết kế sự thông công nhóm lại trong cộng đồng Cơ Đốc vì sức khỏe thuộc linh và cảm xúc của chúng ta. 


1. Sự thông công nhóm lại giúp chúng ta có một gia đình đức tin


Ê-phê-sô 2:19 Như vậy, anh em không còn là người xa lạ hoặc là người tạm trú nữa, nhưng là người đồng hương với các thánh đồ và là thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời.


2. Điều này giúp chúng ta tăng trưởng đức tin và cũng có cơ hội giúp đỡ anh em mình tăng trưởng.


Ê-phê-sô 4:15-16 Nhưng Ngài muốn chúng ta nói ra sự thật trong tình yêu thương, để chúng ta được tăng trưởng trong mọi phương diện hướng đến Đấng Christ, là đầu; nhờ Ngài mà cả thân thể kết hợp và gắn chặt với nhau bởi những dây liên kết hỗ trợ. Khi mỗi phần hoạt động một cách thích hợp thì thân thể được tăng trưởng, và tự gây dựng trong tình yêu thương


3. Nhóm lại để không chỉ nhận lại sự khích lệ từ người khác mà còn trao sự khích lệ cho anh em mình.


Ga-la-ti 6:2 Hãy mang gánh nặng cho nhau; như vậy, anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ.


Rô-ma 12:10 Hãy yêu thương nhau thân thiết như anh em; hãy hết lòng kính nhường nhau.


Ga-la-ti 6:10 Vậy, đang lúc có cơ hội, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho anh em trong gia đình đức tin.


Đức Chúa Trời đặt để sự thông công giữa các tín hữu là việc có tính ưu tiên cao. Nếu bạn không là một phần của nhóm Cơ Đốc nào, tôi khuyến khích bạn hãy đi tìm kiếm để được tham gia. Nếu bạn thấy mình trong tình huống không thể kết nối trực tiếp với các Cơ Đốc nhân nào, thì hãy tìm cách nhóm lại bằng các công nghệ (ví dụ như sử dụng thư tín điện tử email, điện thoại, Skype, Facetime, Whatsapp, Signal, etc,)


Sự nhóm lại với các tín hữu khác là điều cần thiết cho sức khỏe thuộc linh và cảm xúc của chúng ta! 


Nguồn: Benefits of Christian Community







5 LỜI KHUYÊN TỪ KINH THÁNH GIÚP KIỂM SOÁT CƠN GIẬN

 


 

Ngày hôm kia tôi đã mất bình tĩnh.

Cho nên tôi rất cần lời nhắc nhở từ Lời Chúa để kiểm soát cơn giận của mình. Tôi nghĩ có lẽ nó cũng sẽ hữu ích với bạn.

Vậy làm sao để chúng ta quản lý con quái vật giận dữ xấu xí đây?

Trong quá khứ khi giận dữ tôi đã sử dụng những cách dưới đây và chúng hiệu quả với tôi. 


1. Ghi nhớ những câu Kinh Thánh về sự giận dữ (ví dụ như Châm Ngôn 16:32; 19:11; 29:11).

Việc đọc thuộc lòng, ghi nhớ, và suy ngẫm Kinh Thánh giúp thay đổi chúng ta một cách siêu nhiên.

2. Lắng nghe và suy nghĩ kĩ trước khi nói – điều này giúp chúng ta tránh được sự hiểu nhầm dẫn đến những cơn giận dữ (Gia Cơ 1:19-20).

3. Cầu khẩn Chúa để mặc khải cho chúng ta biết những tội lỗi dẫn đến sự giận dữ (Gia Cơ 4:1-2).

4. Hãy giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng (Ê-phê-sô 4:26). Những vấn đề chưa được giải quyết sẽ ngày càng chuyển biến tệ hơn.

5. Nhận ra những mối nguy hiểm khi cơn giận không được giải quyết– Khi cơn giận không được giải quyết sẽ tạo cơ hội cho sự quấy rối của Satan trong đời sống bạn vì lúc này hắn đang kiểm soát bạn (Ê-phê-sô 4:26-27).

 

Chỉ có Chúa mới có thể thay đổi chúng ta, nhưng những lời khuyên trên giúp chúng ta ưu tiên đặt ý muốn của Đức Chúa Trời lên trên ý muốn của bản thân.

Nguồn: 5 Tips for Biblical Anger Management




 

Thêm Bằng Chứng Để Chứng Minh Thần Tính Của Đấng Christ Và Giáo Lý Ba Ngôi

 


Trong Phần 1 chúng ta đã thảo luận về sự kết hợp của Giăng 1, Sáng Thế 1, và Cô-lô-se1:15-17 để chứng minh rằng Đấng Christ là một phần trong Chúa Ba Ngôi, đã tồn tại từ trước, hiện hữu vào buổi sáng thế, và là Thiên Chúa hoàn toàn.

 

Vì thần tính của Đấng Christ và Thiên Chúa Ba Ngôi bị phủ nhận bởi tà giáo và những tôn giáo sai lệch khác, cho nên thật quan trọng để chúng ta hiểu lời dạy từ Kinh Thánh. Cho nên hãy cùng nhìn thêm những bằng chứng từ Kinh Thánh:

 

Về thần tính của Đấng Christ:

1. Trong Tít 2:12-14 sứ đồ Phao-lô đặc biệt đề cập đến Đấng Christ là Đức Chúa Trời

2. Trong Giăng 20:26-29 Thô-ma đề cập đến Đấng Christ là Thiên Chúa và Chúa Jesus Christ nói những ai tin vào điều này sẽ được ban phước.

3. Hê-bơ-rơ 1 đã dùng nhiều lời miêu tả về thần tính của Chúa Jesus.

4. Ê-sai 9:6 là một lời tiên tri về Đấng Christ và gọi Ngài là Đức Chúa Trời

5. Chúa nói “Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu” với Mô-se trong Xuất 3:14, và Chúa Jesus cũng xác nhận danh trong Giăng 8:58: “trước khi Áp-ra-ham hiện hữu, Ta hằng hữu.”

6. Trong Giăng 5:18 cho thấy những người Pha-ri-si tức giận với Đấng Christ vì Ngài nhận mình là Đức Chúa Trời.

 

Thiên Chúa Ba Ngôi, một Chúa trong ba Thân Vị:

1. Khi Chúa Jesus được làm lễ rửa tội thì mọi thành viên trong Chúa Ba Ngôi đều hiện hữu (Ma-thi-ơ 3:16-17).

2. Trong Đại Mạng Lệnh, Christ nói với chúng ta làm lễ rửa tội những người tin nhận vào danh Đức Chúa Cha, Chúa Con, và Đức Thánh Linh (Ma-thi-ơ 28:19).

3. Chúng ta có thể thấy sự thống nhất của đặc tính Ba Ngôi xuyên suốt Kinh Thánh. Ví dụ: Giăng 14:26, I Phi-e-rơ1:1-2, Ê-phê-sô 4:4-6.

Thưa các Cơ Đốc nhân, chúng ta đang sống trong thời kì bội giáo và sự thỏa hiệp với thế gian. Hãy chắc chắn rằng bạn biết lẽ thật trong Lời Chúa.

✽✽✽

Lưu ý: Còn nhiều câu Kinh Thánh khác để củng cố những lẽ thật này, tuy nhiên bài viết trên đây cung cấp những điều cơ bản để chúng ta có thể bác bỏ lại những giáo lý sai lệch.

Hệ phái Mặc-môn bác bỏ thần tính của Chúa Jesus và giáo lý Ba Ngôi. (Bạn có thể đọc thêm bài viết về giáo phái này tại: 8 Beliefs You Should Know about Mormons ). Xin hãy cầu nguyện rằng nhà sản xuất của bộ phim The Chosen sẽ ngừng quảng bá niềm tin sai lệch rằng những người bạn Mặc-môn của anh ấy cũng tôn thờ Chúa Jesus giống như những Cơ đốc nhân theo đạo Tin lành.

Bên cạnh việc tà giáo phủ nhận thần tính của Đấng Christ và giáo lý Ba Ngôi, thì còn có một niềm tin sai lệch khác gọi là giáo lý Modalism, đây là giáo lý không bác bỏ thần tính của Đấng Christ nhưng lại dạy rằng Thiên Chúa có ba trạng thái tách biệt khác nhau là Chúa Cha, Con và Thánh Linh nhưng không tồn tại cùng một lúc. Ma-thi-ơ 3:16-17 phủ nhận giáo lý sai lệch này bởi vì cả ba Thân Vị đều xuất hiện cùng lúc khi Chúa Jesus làm lễ báp-têm.

Nguồn: More Proof of Christ’s Deity and of the Trinity.





Hãy Chắc Chắn Rằng Bạn Biết Những Phân Đoạn Kinh Thánh Nói Về Thần Tính Của Đấng Christ

 


Tà giáo thường sử dụng tên của Chúa Giê-su nhưng lại bác bỏ thần tính của Ngài. (1)

Các Cơ Đốc nhân cần biết cách phản hồi lại những giáo lí sai lệch này và chúng ta có thể bắt đầu từ Giăng 1.


Giăng 1:14 so sánh Đấng Christ là Ngôi Lời và Giăng 1:1-3 nói rằng: 


Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài.” 


"Ban đầu” là cụm đầu tiên trong Kinh Thánh, những lời đầu tiên trong câu chuyện sáng tạo của Đức Chúa Trời (Sáng Thế 1). Đức Chúa Cha và Đức Thánh Linh được định nghĩa rõ ràng trong phân đoạn này là tồn tại trước và hiện diện vào lúc sáng tạo. (2)


Ban đầu, Đức Chúa Trời sáng tạo trời và đất. Đất không có hình dạng và trống không, bóng tối bao trùm mặt vực, và Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước.” (Sáng Thế 1:1-2).


Giăng 1 và đoạn văn bên dưới khẳng định rằng Đấng Christ cũng đã xuất hiện trước và hiện diện vào lúc sáng tạo. 


Cô-lô-se 1:15-17: “ Chính Ngài là hình ảnh của Đức Chúa Trời vô hình, là Đấng sinh ra trước tất cả mọi loài thọ tạo. Vì trong Ngài mọi vật trên trời, dưới đất, vật thấy được hoặc vật không thấy được đều được tạo dựng. Hoặc ngôi vua, hoặc quyền thống trị, hoặc các lãnh tụ, hoặc giới cầm quyền đều được tạo dựng bởi Ngài và vì Ngài. Ngài có trước muôn vật, và muôn vật được giữ vững trong Ngài.”


Thật quan trọng để hiểu rằng Đấng Christ hoàn toàn Thiên Chúa, một thành viên của Ba Ngôi, một Thiên Chúa với ba thân vị. 


❈❈❈❈


Ghi chú:


 1. Những nhóm được định nghĩa là tà giáo khi họ sử dụng từ ngữ như Cơ Đốc nhân sử dụng nhưng họ định nghĩa lại lời dạy từ Kinh Thánh để khớp với lời dạy sai lệch của mình, và họ luôn bác bỏ những đặc tính đúng đắn của Thiên Chúa. 


2. Xin lưu ý rằng trong Sáng Thế 1:26 Đức Chúa Trời đã nói, “Chúng Ta hãy tạo nên loài người theo hình ảnh Chúng Ta và giống như Chúng Ta…” Đây là một minh họa tốt để nói về thuyết Ba Ngôi, một Đấng với ba thân vị. 


Nguồn: Make Sure You Know the Passages that Confirm Christ's Deity.






KHÔNG AI CÓ THỂ NHẬN LỖI THAY BẠN



Đổ lỗi cho người khác là một việc phổ biến. Xã hội của chúng ta cho phép điều này xảy ra và cha mẹ trở thành “vật tế” của con cái. Đây quả là một ngõ cụt không có giải pháp!

Cha mẹ ngược đãi và bạo hành con cái sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chúa về hành động của mình (II Cô-rinh-tô 5:10), Đức Chúa Trời sẽ an ủi và chữa lành cho những tâm hồn bị thương tổn (Thi Thiên 34:18).


Kinh Thánh không bao giờ khuyến khích việc một người trưởng thành đổ lỗi trách nhiệm của mình lên người khác (1)


Một ví dụ trong Kinh Thánh là Ê-li đã từ chối dạy dỗ hai con trai mình (1 Sa-mu-ên 2; 1 Sa-mu-ên 3:11-1; 1 Sa-mu-ên 4).


Nhiều bậc cha mẹ hiện đại đi theo ví dụ của Ê-li bằng việc nuông chiều với con cái mình. 


Đức Chúa Trời buộc Ê-li phải chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái của ông và các con trai của Ê-li cũng phải chịu trách nhiệm về tội lỗi của riêng họ (Ê-xê-chi-ên 18:20)


Tội lỗi của cha mẹ và giáo dục sai cách ảnh hưởng xấu đến con cái nhưng gây nên tội lỗi luôn là một sự lựa chọn cá nhân của mỗi người (Ê-xê-chi-ên 18)


Dù cho cha mẹ của bạn có đối xử với bạn tệ như thế nào khi nuôi nấng bạn khôn lớn, thì Chúa vẫn sẽ cho bạn sự khôn ngoan và sức mạnh để sống một đời sống tin kính Chúa khi bạn đủ trưởng thành (1 Cô-rinh-tô 10:13). Nếu chúng ta lựa chọn tội lỗi, chúng ta không thể đổ lỗi cho ai khác. 

--------------

(1) Xin hãy lưu ý rằng chúng ta đang nói về những người trưởng thành người mà đổ lỗi cho cha mẹ họ về cách nuôi dạy con không đúng đắn. Những đứa trẻ dưới tuổi trưởng thành thì không chịu trách nhiệm cho những hành động bạo hành mà chúng nhận được, hay chịu trách nhiệm cho việc bị ép buộc làm việc sai trái bởi cha mẹ mình. Trẻ em bị cha mẹ lạm dụng thể chất hoặc tình dục phải tìm kiếm lời khuyên của Cơ đốc nhân tin kính trong việc xử lý mối quan hệ của chúng với cha mẹ.


Nguồn: We Have No One to Blame